Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành sinh học, chuyên ngành động vật học

13/07/2025

Ngày 11 tháng 7 năm 2025, Nữ giảng viên Trịnh Thị Thu, Khoa KHTN bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành sinh học, chuyên ngành động vật học

Nữ giảng viên Trịnh Thị Thu Khoa KHTN đã nghiên cứu và bảo vệ  thành công luận án tiến sĩ  “Nghiên cứu khu hệ cá ở một số vùng cửa sông của tỉnh Thanh Hóa” với sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Ngọc Thảo Trường Đại học Hồng Đức và PGS.TS Nguyễn Thành Nam Trường ĐH KHTN, Đại học quốc gia Hà Nội.

Hội Đồng chấm luận án được thành lập theo quyết định 1782/QĐ-ĐHKHTN ngày 2 tháng 5 năm 2025 bao gồm:

  1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, Trường Đại học KHTN, ĐHQGHN, Chủ tịch Hội đồng;

  2. GS.TS. Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh học, Viện HLKH&CNVN, Phản biện;

  3. PGS.TS. Nguyễn Phúc Hưng, Trường ĐHSP Hà Nội, Phản biện;

  4. PGS.TS. Nguyễn Văn Quân, Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường, Viện HLKH&CNVN, Phản biện;

  5. TS. Trần Trung Thành, Trường Đại học KHTN, ĐHQGHN Thư ký;

  6. PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Viện Sinh học, Viện HLKH&CNVN, Ủy viên;

  7. PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh Tiên, Trường Kỹ thuật Phenikaa, Đại học Phenikaa,Ủy viên.

Luận án tập trung giả quyết được các vấn đề sau:

- Xác định được thành phần loài và phân tích được tính đa dạng của khu hệ cá ở một số cửa sông của tỉnh Thanh Hoá.

- Phân tích được đặc điểm sinh học (sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản) để đánh giá hiện trạng của một số loài cá có giá trị kinh tế ở KVNC.

Hội đồng hoàn toàn nhất trí đánh giá cao những đóng góp mới của luận án:

- Bổ sung 134 loài cho khu hệ cá ở KVNC, 65 loài cho khu hệ cá Thanh Hoá. Trong đó loài Cirrhimuraena orientalis là loài đặc hữu của Việt Nam, 4 loài phân bố ở phía Bắc (Atropus armatus, Trachurus japonicus, Epinephelus awoara, Nuchequula nuchalis) và 1 loài có phân bố ở phía Nam (Nemipterus marginatus) cũng ghi nhận được ở KVNC.

- Cung cấp dẫn liệu về đặc điểm sinh học (đặc điểm về sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh sản) của năm loài cá có giá trị kinh tế, trong đó dẫn liệu của loài cá Lượng sâu (Nemipterus bathybius) lần đầu tiên được công bố.

Các kết quả này góp phần bổ sung dẫn liệu khoa học về cá cửa sông ở Việt Nam, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng và giá trị nguồn lợi cá, góp phần vào khai thác, quản lý bền vững nguồn tài nguyên này ở KVNC.

Luận án đã mở ra các khả năng ứng dụng  trong thực tiễn và nghiên cứu:

Làm cơ sở cho việc bảo tồn, khai thác, quản lý nghề cá cửa sông ven biển tỉnh Thanh Hóa.

Làm cơ sở cho nhân nuôi nhân tạo nhằm phát triển kinh tế và biện pháp khai thác hợp lý góp phần bảo tồn và phát triển bền vững 05 loài cá kinh tế ở địa phương gồm: cá Căng ong (Terapon jarbua), cá Đục bạc (Sillago sihama), cá Lượng sâu (Nemipterus bathybius), cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus), cá Tráp vây vàng (Acanthopagrus latus).

Kết thúc buổi bảo vệ, tác giả đã nêu bật các hướng mở mà qua trình nghiên cứu và triển khai nghiên cứu luận án đang còn trăn trở, đó là sự cần thiết iếp tục nghiên cứu các đặc điểm sinh học của sinh học của các loài cá khác ở khu vực cửa sông ven biển Thanh Hóa, đặc biệt là những loài cá có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn đã được thống kê, mô tả trong luận án nhằm phục vụ cho mục đích nuôi nhân tạo và khai thác hợp lý bảo vệ các loài cá cửa sông ven biển Thanh Hóa.

Dưới đây là một vài hình ảnh sau buổi bảo vệ:

Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202507\Images/1-thu-thin-20250713075245-e.jpgMedia\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202507\Images/2-thu-hai-20250713075313-e.jpg

Ảnh 1. PGS.TS Đậu Bá Thìn, UV BTV Đảng ủy, PHT nhà trường và PGS.TS Trần Thị Hải Trưởng khoa KHTN tặng hoa cho tân tiến sĩ Trịnh Thị Thu

Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202507\Images/4-cong-su-thu-20250713075952-e.jpg

Ảnh 2. Đoàn Khoa KHTN thay mặt tập thể sư phạm khoa tặng hoa chúc mừng tân tiến sĩ Trịnh Thị Thu

Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202507\Images/5-bo-mon-sinh-thu-20250713075821-e.jpg

Ảnh 4. Bộ môn Sinh học chúc mừng tân tiến sĩ

Tin nổi bật

Tuyển sinh

TIN LIÊN QUAN