Hội nghị triển khai công tác kiến tập sư phạm năm học 2024-2025

27/09/2024

Ngày 26 tháng 9 năm 2024, Khoa KHTN tổ chức Hội nghị triển khai công tác kiến tập sư phạm năm học 2024-2025 cho sinh viên K25.
Ngày 26/9/2024, Khoa KHTN tổ chức Hội nghị triển khai công tác Kiến tập sư phạm cho sinh viên các lớp đại học sư phạm chính quy khóa 25 năm học 2024-2025 với sự tham gia của Ban chủ nhiệm khoa, Chủ tịch Công đoàn Khoa, các Trưởng Bộ môn, cố vấn học tập các ngành, trợ lý Khoa và hơn 150 sinh viên đến từ các lớp K24 và K25 Khoa KHTN. Đây là buổi trao đổi, giải đáp thắc mắc cho sinh viên về nội dung KTSP, yêu cầu, quy định và những lưu ý về chuyên môn và tham gia các hoạt động của Nhà trường phổ thông trong đợt kiến tập sư phạm.

Kiến tập sư phạm (KTSP) là những học phần bắt buộc có số lượng tín chỉ được quy định trong chương trình đào tạo và được tổ chức thực hiện 03 tuần đối với các ngành đào tạo giáo viên tại khoa KHTN; 

Gặp mặt sinh viên các lớp đại học sư phạm trước đợt kiến tập sư phạm là hoạt động thường niên của Khoa KHTN. Thông qua buổi gặp mặt, các bạn sinh viên chuẩn bị đi kiến tập sư phạm đã được phổ biến về nội quy, quy định, nhiệm vụ, nội dung của kiến tập sư phạm; được trao đổi về các vấn đề cần lưu ý trong chuyên môn, trong công tác chủ nhiệm và hoạt động Đoàn, lưu ý về trang phục, tác phong, ứng xử, …; được trao đổi về kinh nghiệm từ các anh chị sinh viên khóa 24 và giải đáp những thắc mắc liên quan.

Khóa K25-ĐHSP chính quy Khoa KHTN gồm 6 lớp; có 5 lớp KTSP tại trường THPT, 1 lớp K25 ĐHSP KHTN được triển khai công tác KTSP tại THCS. Tổng số sinh viên là 148 sinh viên: 128 sinh viên K25  các chuyên ngành Toán, Lý Hóa, Sinh thì KTSP tại trường THPT phân bố thành 17 đoàn, 20 SV K25 ngành KHTN tham gia KTSP tại 03 trường THCS. 10 sinh viên được chọn làm trưởng đoàn và 10 sinh viên được chọn làm phó đoàn.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, PGS.TS Trần Thị Hải – Trưởng Khoa KHTN đã căn dặn sinh viên toàn khóa một số lưu ý về kỹ năng nghề nghiệp, về việc thực hiện quy tắc ứng xử và những chuẩn mực của nhà giáo trong giao tiếp với cán bộ giáo viên Nhà trường KTSP, với học sinh và với người dân địa phương. TS. Hoàng Đình Hải – P.Trưởng Khoa KHTN chia sẻ một số kỹ năng mềm trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. “Muốn xử lý một tình huống tốt, cần phải có sự chuẩn bị, có thể dự đoán phỏng đoán trước tình huống và đưa ra các giải pháp xử lý đối với những trường hợp cụ thể, khi đó chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong mọi tình huống” – TS. Hoàng Đình Hải chia sẻ.

Chia sẻ với sinh viên về các vấn đề cần lưu ý về chuyên môn thường gặp trong đợt KTSP, TS Phạm Thị Cúc, Trưởng bộ môn Đại số và Hình học cho biết, SV cần tham khảo, tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông về ngành của mình, do Sở GD-ĐT Thanh Hóa ban hành để có sự chuẩn bị tốt hơn về chuyên môn. Cũng theo TS Phạm Thị Cúc, để thực hiện một bài dạy tốt, điều cần lưu ý đầu tiên là nội dung phải đúng và không được tham kiến thức.

“Trong đợt KTSP, sinh viên sẽ quan sát và tập làm 1 người giáo viên, vì vậy, các bạn sinh viên cần phải luôn luôn cầu thị, cầu tiến và thái độ tôn trọng đối với cán bộ giáo viên nhà trường KTSP, với học sinh và với người dân địa phương” TS Nguyễn Thị Ngọc Mai, Bí thư Liên chi Đoàn Khoa KHTN chia sẻ. TS cũng đã chia sẻ một số số kỹ năng cần thiết, một số kinh nghiệm và cách thức tổ chức các hoạt động đoàn thể, hoạt động ngoại khóa.

Các vấn đề về tác phong, về trang phục, về ứng xử của sinh viên tại các Nhà trường phổ thông cũng đã được ThS Nguyễn Thị Thu, Cố vấn học tập ngành Toán học, khoa KHTN phổ biến. Sau đó, TS Trịnh Thị Hương, giảng viên Khoa KHTN phổ biến về các hồ sơ, hoạt động và quy định trong đợt kiến tập.

Bạn Nguyễn Thị Vân, sinh viên K24 ĐHSP Toán CLC đã trao đổi một số kinh nghiệm trong việc tổ chức và triển khai công tác kiến tập sư phạm, những tình huống thường gặp và cách thức xử lý trong thời gian kiến tập sư phạm tại trường phổ thông.

Các bạn sinh viên K25  mặc dầu còn bỡ ngỡ nhưng cũng chưa đặt ra nhiều câu hỏi để được thầy cô giải đáp cho các bạn. BCN Khoa đã lưu ý một số nội dung mà các bạn cần chuẩn bị và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi đến cơ sở KTSP. Coi thầy cô ở cơ sở KTSP cũng chính là người thầy của mình trong quá trình hình thành các kĩ năng, phẩm chất cao đẹp của nghề thầy giáo.

Một số nhiệm vụ mà chúng ta cần nghiêm chỉnh thực hiện:

Đối với các Trưởng đoàn kiến tập

a. Nhận kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể do Ban chỉ đạo thực tập sư phạm Trường Đại học Hồng Đức giao cho và liên hệ với các cơ sở thực tập để đưa sinh viên trong Đoàn đến thực tập, ổn định chỗ ăn, ở cho sinh viên.

b. Nhận kinh phí cho đoàn, bàn giao cho cơ sở kiến tập và thực hiện đầy đủ các chứng từ tài chính nộp cho phòng Kế hoạch và Tài chính.

c. Nhận và bàn giao đầy đủ các văn bản hướng dẫn kiến tập cho cơ sở kiến tập.

d. Cùng với Ban chỉ đạo các cơ sở kiến tập quản lý toàn diện sinh viên trong thời gian kiến tập trên các mặt:

- Quản lý sĩ số, nền nếp của Đoàn và thường xuyên báo cáo tình hình với Ban chỉ đạo cở sở kiến tập.

- Đôn đốc các nhóm và từng thành viên thực hiện kế hoạch công tác.

- Đề xuất các nội dung hoạt động của đoàn với Trưởng Ban chỉ đạo cơ sở KTSP.

e. Hằng tuần tổ chức họp đoàn rút kinh nghiệm công tác, khi có vướng mắc cần trao đổi, báo cáo ngay cho Ban chỉ đạo cơ sở kiến tập.

f. Định kỳ hàng tuần báo cáo cho Ban chỉ đạo của Trường Đại học Hồng Đức về các mặt hoạt động của Đoàn.

g. Kết thúc đợt KTSP, giúp Ban chỉ đạo cơ sở kiến tập tổ chức tổng kết và hoàn thiện hồ sơ kiến tập sư phạm của Đoàn và nộp về Trường (qua phòng Quản lý đào tạo) chậm nhất là 05 ngày sau khi kết thúc kiến tập.

 Phó Trưởng đoàn kiến tập:

Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công; nếu trưởng đoàn đi vắng Phó đoàn thực hiện nhiệm vụ như Trưởng đoàn.

Đối với sinh viên kiến tập

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế kiến tập, thực hiện tốt các nội dung KTSP, tuân theo sự hướng dẫn của Ban chỉ đạo, của giáo viên hướng dẫn.

- Trong thời gian kiến tập sư phạm phải thực hiện các nhiệm vụ như giáo viên của cơ sở kiến tập.

- Có quan hệ tốt với cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân dân địa phương. Có trang phục gọn gàng, tư thế tác phong mô phạm và giao tiếp văn minh, lịch sự luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

- Không được phép nghỉ trong đợt kiến tập, trường hợp đặc biệt có lý do chính đáng phải xin phép nghỉ thì thực hiện như sau: Nghỉ từ 1 đến 2 ngày phải được phép của Trưởng Ban chỉ đạo cơ sở KTSP; Nghỉ từ 3 ngày trở lên phải được phép của Ban chỉ đạo Trường Đại học Hồng Đức; Nghỉ ốm quá 1 tuần phải có giấy xác nhận của bệnh viện; Đi ra khỏi địa bàn kiến tập phải báo cáo với Trưởng đoàn KTSP.

- Nếu sinh viên vi phạm kỷ luật tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo các hình thức từ khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ thực tập...

 

Trong thời gian KTSP, sinh viên phải thực hiện và hoàn thành các nội dung sau:

1. Kiến tập giảng dạy (KTGD)

a. Tìm hiểu nội dung công việc giảng dạy của người giáo viên, của tổ bộ môn ở một trường học, thông qua giáo viên hướng dẫn và tổ chuyên môn môn học - ngành học đang học và đang kiến tập giảng dạy.

b. Tìm hiểu về nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, sách giáo khoa, kế hoạch giảng dạy,... của trường thực tập qua môn học, ngành học đang học và đang kiến tập giảng dạy.

c. Tìm hiểu các loại hồ sơ, sổ sách lớp học; cách đánh giá, cho điểm, và các tài liệu hướng dẫn chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục theo từng cấp học, bậc học, ngành học.

d. Dự giờ dạy của giáo viên trường kiến tập:

- Sinh viên sẽ dự 1, 2 giờ dạy mẫu do giáo viên hướng dẫn dạy trên lớp, sau đó các sinh viên phải thực hiện đi dự giờ sao cho đảm bảo đủ số tiết theo quy định:

+ Trung học phổ thông (THCS, THPT): 6 tiết/SV;

SV phải xây dựng kế hoạch trước khi dự giờ, tiến hành ghi chép trên phiếu dự giờ (theo mẫu: Phụ lục 2 và 4), dự giờ xong phải tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.

e. Sinh viên tập giảng trong nhóm và trước lớp

- Mỗi sinh viên đăng ký để soạn 01 giáo án tương đương 01 tiết dạy, nghiên cứu tài liệu chuyên môn, soạn giáo án dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn;

- Tập giảng trong nhóm theo giáo án đã được chuẩn bị để nhóm rút kinh nghiệm, góp ý, bổ sung trên cơ sở đó, lựa chọn một sinh viên có khả năng dạy tốt nhất đại diện cho nhóm giới thiệu với giáo viên hướng dẫn;

- Tập giảng trên lớp: Sau khi được lựa chọn, giáo án giờ dạy của giáo sinh đại diện của nhóm phải được giáo viên hướng dẫn ký duyệt 02 ngày trước khi lên lớp và thực hiện tập giảng theo quy định của trường kiến tập.

* Cuối đợt kiến tập giảng dạy, sinh viên viết thu hoạch cá nhân (cho các mục a., b., và c.) nộp cho Giáo viên hướng dẫn. Giáo viên đánh giá bài thu hoạch và các tiết dự giờ của SV để cho điểm phần kiến tập giảng dạy (theo mẫu: Phụ lục 5).

2. Kiến tập chủ nhiệm (KTCN)

a. Tìm hiểu về nội dung công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp; nội dung, kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, thông qua giáo viên lên lớp dự giờ kiến tập chủ nhiệm.

b. Tìm hiểu về hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp, cách đánh giá học lực, thể lực, hạnh kiểm của học sinh/trẻ em, thông qua lớp dự giờ giờ kiến tập chủ nhiệm.

c. Đối với sinh viên các ngành KTSP tại trường THPT: Dự 3 tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở lớp được phân công tại cơ sở giáo dục kiến tập; dự các buổi sinh hoạt lớp và các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội, các buổi sinh hoạt ngoại khoá và văn thể do giáo viên chủ nhiệm chủ trì.

SV phải xây dựng kế hoạch trước khi dự giờ, tiến hành ghi chép trên phiếu dự giờ (theo mẫu: Phụ lục 3 và 4), dự giờ xong phải tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.

* Cuối đợt kiến tập, sinh viên viết thu hoạch cá nhân về công tác chủ nhiệm lớp (cho các mục a, b.) nộp cho Giáo viên hướng dẫn. GV đánh giá bài thu hoạch và các tiết dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm để cho điểm phần kiến tập chủ nhiệm (theo mẫu: Phụ lục 6).

Buổi gặp gỡ thật là ý nghĩa và có hiệu quả. Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi gặp mặt

Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202409\Images/a1-20240927023349-e.jpg

Ảnh 1. Toàn cảnh hội nghị triển khai

 

Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202409\Images/a2-20240927023350-e.jpg

Ảnh 2. PGS.TS  Trần Thị Hải Trưởng Khoa trao đổi và giao nhiệm vụ kiến tập cho các đoàn và sinh viên

Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202409\Images/a7-20240927023350-e.jpg

Ảnh 3. TS Trịnh Thị Hương triển khai các nghiệp vụ cần thiết đối với sinh viên K25.

Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202409\Images/a3-20240927023352-e.jpg

Ảnh 4. TS Hoàng Đình Hải trao đổi với sinh viên những kĩ năng ứng xử cần thiết

Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202409\Images/a4-20240927023351-e.jpg

Ảnh 5. Những bài học và tình huống đến từ TS Phạm Thị Cúc

Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202409\Images/a5-20240927023352-e.jpg
Ảnh 6. ThS Nguyễn Thị Thu – Cố vấn học tập ngành Toán học, khoa KHTN trao đổi 
 Các lưu ý về trang phục, tác phong, ứng xử… của sinh viên khi đến trường phổ thông.
 
Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202409\Images/a6-20240927023351-e.jpg

Ảnh 7.TS Nguyễn Thị Ngọc Mai –Bí thư Liên chi Đoàn khoa KHTN trao đổi về

Một số kĩ năng mềm trong công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động Đoàn ở trường phổ thông

Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202409\Images/a8-20240927023354-e.jpg
                  Ảnh 8. SV Nguyễn Thị Vân - Lớp K24 ĐHSP Toán CLC, Khoa KHTN trao đổi một số kinh nghiệm cho các
         Trưởng đoàn,phó đoàn cũng như cho sinh viên trong đợt kiến tập sư phạmVà những hình ảnh khác trong hội nghị
Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202409\Images/a11-20240927023354-e.jpg
Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202409\Images/a9-20240927023353-e.jpg
Media\2003_khtn.hdu.edu.vn\FolderFunc\202409\Images/a10-20240927023353-e.jpg
Qua những trao đổi, chia sẻ đến từ các giảng viên Khoa KHTN, từ sinh viên có thành tích tốt trong đợt KTSP năm học 2023-2024 cũng như những thắc mắc của sinh viên đã được giải đáp; sinh viên Khóa 25 ĐHSP Khoa KHTN đã có thêm những kiến thức bổ ích cũng như sự vững tin hơn vào bản thân, chuẩn bị tốt và sẵn sàng cho đợt kiến tập diễn ra từ ngày 30/9/2024 – 21/10/2024 tại các Nhà trường phổ thông.
Chúc kì kiến tập sư phạm khoa KHTN năm 2024-2025 thắng lợi./.

BBT

Tin nổi bật

Tuyển sinh

TIN LIÊN QUAN