13/03/2023
Nhiều phương pháp giảng dạy và học tập (Teaching and Learning Methods - SPVLs) khác nhau đã được áp dụng và luôn được chủ động đổi mới để tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hành các kiến thức đã học và đảm bảo đạt được các mục tiêu (POs) và chuẩn đầu ra (PLOs) của CTĐT.
Với mục tiêu chung của ngành Đại học sư phạm Vật lý là đào tạo Cử nhân đại học ngành Sư phạm Vật lý đạt được các tiêu chuẩn năng lực của Giảng viên Vật lý THPT và THCS; có trình độ lý luận chính trị; có đầy đủ kiến thức cơ bản về văn hóa, môi trường và con người, kiến thức quốc phòng - an ninh; có kiến thức Tiếng Anh đạt chuẩn và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành; có sức khỏe, có ý thức phục vụ nhân dân; có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục; có kiến thức cơ bản và sâu về Vật lý, có năng lực sư phạm; có năng lực giảng dạy môn Vật lý bằng hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh ở trường phổ thông, trường chuyên; có khả năng giải quyết những vấn đề do yêu cầu thực tiễn giáo dục đặt ra và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay; có khả năng học sau đại học về chuyên ngành Vật lý.
Như vậy, CTĐT ngành ĐHSP Vật lý đã đa dạng hóa, đưa vào sử dụng nhiều phương pháp dạy - học tích cực, hiện đại phù hợp với chuẩn đầu ra của CTĐT được thể hiện cụ thể như sau:
Mô tả về các phương pháp dạy và học trong CTĐT ngành ĐHSP Vật lý
|
|
Nhóm phương pháp dạy và học |
|
I |
Phương pháp dạy và học trực tiếp |
||
|
|
thuyết trình |
Giảng viên trình bày nội dung bài học và giải thích các nội dung trong bài giảng. Giảng viên là người thuyết trình, diễn giảng. Sinh viên có trách nhiệm nghe giảng và ghi chú để tiếp nhận các kiến thức mà Giảng viên truyền đạt. Đồng thời sinh viên cũng trình bày quan điểm của bản thân hoặc đại diện cho nhóm để đưa ra các nội dung cần thảo luận trước tập thể. |
|
|
|
Bằng phương pháp này Giảng viên sẽ giải thích và hướng dẫn chi tiết cụ thể các nội dung liên quan đến bài học, hoặc các vấn đề trong thực tế xã hội giúp cho sinh viên đạt được mục tiêu về cả kiến thức và kỹ năng |
|
|
|
Hội thảo hoặc hướng dẫn là một phương pháp hướng dẫn tập hợp một nhóm nhỏ sinh viên để thảo luận theo sự phân công của giảng viên về các chủ đề đã được giao hoặc kiểm tra các lĩnh vực chuyên sâu hơn dưới sự chỉ đạo của Giảng viên hoặc trưởng nhóm thảo luận. Các hội thảo cung cấp cơ hội cho sinh viên đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc dẫn dắt cuộc thảo luận trong một nhóm nhỏ và được thể hiện bằng biên bản họp nhóm |
|
|
|
Là phương pháp dạy học trong đó sinh viên được chia thành các nhóm và tham gia thảo luận về những quan điểm cho một vấn đề nào đó được Giảng viên đặt ra. Phương pháp này thúc đẩy sinh viên làm rõ các khái niệm, ý tưởng và các thông tin xoay quanh chủ đề đặc biệt là các vấn đề thực tế; thông qua trao đổi bằng lời nói với bạn học và giảng viên để kết nối các ý tưởng, kinh nghiệm để phản ánh nhiều ý nghĩa của khái niệm hay vấn đề. |
II |
Phương pháp dạy và học tập kích não |
||
|
|
|
Là phương pháp dạy học được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ |
|
|
|
Đây là phương pháp hướng đến cách tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm, giúp người học hình thành kỹ năng tư duy phản biện và giao tiếp. Theo phương pháp này, Giảng viên thiết kế các nhiệm vụ/bài tập dựa trên các tình huống, yêu cầu sinh viên giải quyết, qua đó giúp sinh viên hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định cũng như kỹ năng nghiên cứu. Các tình huống được sử dụng nhiều là các hiện tượng thí nghiệm hoặc các vấn đề thực tế liên quan đến kiến thức môn học. |
|
|
|
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giảng viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển sinh viên phát hiện vấn đề hay thách thức trong thực tế để sinh viên hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề bằng quan điểm cá nhân và kiến thức đã lĩnh hội. Thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác |
|
|
|
Là phương pháp dạy học trong đó giảng viên đưa ra một vấn đề liên quan đến nội dung bài học, sinh viên với các quan điểm khác nhau về vấn đề đó phải phân tích, lý giải, thuyết phục người nghe ủng hộ quan điểm của mình. Thông qua hoạt động dạy học này, sinh viên hình thành các kỹ năng như tư duy phản biện, thương lượng và đưa ra quyết định hay kỹ năng nói trước đám đông.. |
III |
Phương pháp dạy và học tương tác |
||
|
|
|
Phương pháp này được hiểu là mối quan hệ tác động qua lại giữa người dạy, người học và môi trường học, làm cho hoạt động dạy học vận động và phát triển, nhằm thực hiện chức năng dạy học và hướng vào việc phát triển kĩ năng, nhận thức và năng lực của người học. Nó có thể liên quan đến các cặp, nhóm hoặc cả lớp. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra quan điểm của người khác và truyền đạt sự hiểu biết. Nó cho phép sinh viên áp dụng các kỹ năng cá nhân và nhóm để đánh giá kiến thức trước khi ra quyết định và giải quyết vấn đề bằng cách kiểm tra các tình huống trongbối cảnh xa lạ. |
|
|
|
Khi sử dụng phương pháp này, Giảng viên sẽ để sinh viên thực hành, diễn thử một số cách ứng xử liên quan đến một tình huống nào đó. Sau đó Giảng viên đưa ra kết luận, định hướng cho sinh viên đâu là cách ứng xử tích cực với tình huống đã đưa ra. |
IV |
Phương pháp dạy học trải nghiệm |
||
|
|
|
Sinh viên được chia thành các nhóm nhỏ để giải quyết các vấn đề nhất định và hiển thị kết quả bằng cách báo cáo hoặc giảng bài hoặc có thể tiến hành theo cá nhân. Sinh viên đã được cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản qua các bài thực hành, thí nghiệm từ đơn giản cho đến phức tạp. |
|
|
|
Theo phương pháp này, sinh viên được tham gia vào các buổi báo cáo theo chủ đề, trong đó người diễn giảng, thuyết trình không phải là Giảng viên mà là những chuyên gia đến từ các doanh nghiệp, tổ chức bên ngoài. Thông qua những kinh nghiệm và hiểu biết của diễn giả, giúp sinh viên hình thành kiến thức tổng quan |
|
|
|
Đây là phương pháp được thực hiện thông qua việc giới thiệu, tìm hiểu thực tế các hoạt động tại doanh nghiệp và sinh viên qua việc lĩnh hội các kiến thức đã được học sẽ trình bày về thực tế mình tìm hiểu được liên quan đến chủ đề của |
|
|
|
Sinh viên được chia thành các nhóm nhỏ để giải quyết các chủ đề được giảng viên giao nhất định và hiển thị kết quả bằng cách báo cáo hoặc trình bày bằng slide. Sinh viên đã được cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản trong công việc nhóm kể từ năm đầu tiên. Sau đó, họ sẽ được thực hành phương pháp này trong rất nhiều khóa học ở các cấp độ khác nhau. |
V |
Phương pháp dạy học bằng công nghệ |
||
|
|
|
Giảng viên và sinh viên sử dụng các công cụ trực tuyến để hỗ trợ quá trình dạy và học (E learning, Trans, Facebook, Zalo ...) |
VI |
Phương pháp dạy độc lập |
||
|
|
|
Phương pháp này phát triển khả năng tự học của sinh viên để chuẩn bị bài trước buổi học và ôn tập bài sau buổi học. |
|
|
|
Phương pháp này rèn luyện khả năng tư duy độc lập để giải quyết vấn đề/tình huống/bài thực hành được đưa ra trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học tập, thảo luận với thái độ cầu thị. |
|
|
|
Phương pháp này phát triển khả năng của sinh viên trong việc nghiên cứu một chủ đề, bài toán hay phương pháp giảng dạy một phần kiến thức… dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Thông qua phương pháp này học sinh được tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề, giúp các em tập dượt làm quen với nghiên cứu. |
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 07 năm 2021
TRƯỞNG BỘ MÔN
(Đã ký)
TS. Nguyễn Thị Thảo