01/08/2024
1, Hoạt động đội nhóm là gì:
Có thể nói nôm na: hoạt động đội nhóm là hoạt động của một tập thể nhỏ gồm các cá nhân có cùng mục tiêu ngắn hạn. Chẳng hạn, một số bạn cùng nhau làm một số bài tập học phần được thầy cô giáo giao. Hoặc một nhóm SVTN được LCĐ cử tham gia công tác ổn định và duy trì nền nếp tự học tự nghiên cứu. Nhóm SV NCKH cùng tham gia đề tài khoa học dự thi cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia,....
Trong hoạt động đội nhóm ta thường nghe đến tập hợp từ kĩ năng làm việc nhóm. Đây chính là khả năng của mỗi cá nhân thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực với các thành viên trong nhóm để hoàn thành mục tiêu của đội nhóm. Chẳng hạn, đối với nhóm SV NCKH ngành đại số và lý thuyết số dự thi cấp trường năm 2024 với đề tài NCS-môđun. Khi thầy giáo giao tài liệu bằng tiếng Anh, ai cũng giật mình, đầu nhảy câu hỏi làm sao được đây! Bằng vốn từ ít ỏi, chẳng ai hiểu được gì. Ấy thế mà chỉ sau 2 buổi làm việc cùng nhau dưới sự hướng dẫn của thầy, mọi người đã có thể bắt tay nghiên cứu tính chất đặc trưng của NCS-môđun với những giải thích cặn kẽ tại sao lại gọi là NCS-môđun. Các câu hỏi được gợi ý đặt ra, NCS-môđun có những tính chất gì di truyền được qua tổng trực tiếp, hạng tử trực tiếp, qua các đồng cấu, căn và để của NCS- môđun có cấu trúc đặc biệt gì không? Việc đặt ra câu hỏi hợp lý đơn giản cũng là một kĩ năng cần rèn luyện.
2. Làm việc đội nhóm có xung đột không?
Có chứ! Không có xung đột đâu có sáng tạo.
Tuy nhiên có những xung đột trong hoạt động đội nhóm cần tháo gỡ. Đó chính là xung đột giữa thành viên này với các thành viên khác khi mà chỉ số IQ và EQ chênh lệch nhau. IQ (Intelligence Quotient) và EQ (Emotional Quotient) là các khái niệm để đánh giá khả năng và tiềm năng của một người. Chỉ số IQ đo lường khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề và hiểu biết về các khái niệm trừu tượng. Người có IQ cao thường giỏi trong việc xử lý thông tin, phân tích dữ liệu và tiếp thu kiến thức mới. EQ đo lường khả năng nhận thức, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác. Người có EQ cao thường xuất sắc trong việc giao tiếp, xây dựng mối quan hệ và xử lý xung đột.
3. Tại sao trong hoạt động đội nhóm cần đánh giá IQ và EQ để điều chỉnh hoạt động?
Về lý thuyết, người có chỉ số IQ cao nhưng EQ thấp thường thiếu sự đồng cảm trong hoạt động đội nhóm và giao tiếp cũng do đó mà hoạt động đội nhóm trở nên thiếu hiệu quả. Những người này có thể giỏi trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp, nhưng lại gặp khó khăn trong việc hiểu và phản hồi cảm xúc của người khác. Ví dụ, họ có thể đưa ra nhận xét thẳng thừng hoặc thiếu tinh tế, khiến đồng nghiệp cảm thấy bị tổn thương hoặc không được tôn trọng. Thiếu sự đồng cảm này dẫn đến việc tạo ra khoảng cách giữa các thành viên trong nhóm, làm giảm sự gắn kết và hợp tác. Một ví dụ về nội dung này trong hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh, khi mà một thành viên có điểm IELTS cỡ 6.5 tham gia cùng các bạn khác với mức dưới 5.0, mọi người đều cho rằng khoảng cách là một trời một vực. Để lấp khoảng cách này, thành viên 6.5 không tham gia trực diện mà chỉ với vai trò cố vấn để các bạn khác thực hiện các buổi diễn thuyết bằng tiếng Anh, với động tác hiệu chỉnh trực tiếp, nhẹ nhàng để căn chỉnh từ giọng nói, nhịp điệu đến kiến thức tự vựng, sinh hoạt cộng đồng tiếng Anh trở nên sinh động và gần gũi nhau hơn.
4. Có hay không xuất hiện những xung đột và hiểu lầm trong hoạt động đội nhóm
Trong đội nhóm có thành viên EQ thấp thì hoạt động của đội nhóm dễ xảy ra xung đột và hiểu lầm. Những người thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc có thể phản ứng một cách quá mức hoặc không hợp lý trong các tình huống căng thẳng, dẫn đến tranh cãi và xung đột không cần thiết. Chẳng hạn, một đồng nghiệp IQ cao có thể không nhận ra rằng lời nói của mình gây ra sự khó chịu cho người khác, dẫn đến mâu thuẫn và hiểu lầm. Những xung đột này không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phối hợp và hiệu quả làm việc của cả nhóm.
Không cần kể ra đây ví dụ cụ thể, chỉ có lời khen cho các đội trưởng về sự khéo léo trong khi vận hành các hoạt động đội nhóm nên hầu như các đội nhóm đều sớm tìm thấy mâu thuẫn và giải quyết gọn lẹ. Chẳng thế mà nhóm Quang Tử có số lượng thành viên mỗi ngày một đông hơn, tất nhiên đã đến lúc thầy Lê Văn Hiệu buộc phải chốt số lượng thành viên để các bạn chuyển từ các bài viết nghiên cứu bằng tiếng Việt sang các bài khoa học hoàn toàn bằng tiếng Anh và đăng trong các tạp chí vật lý trong danh mục ISI. Năm học này đã xuất hiện một vài bạn đang đặt mục tiêu làm nghiên cứu sinh không qua giai đoạn học cao học.
5. Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc nhóm
Sự thiếu sót về EQ không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn có tác động tiêu cực lên tinh thần và hiệu suất làm việc của cả nhóm. Khi một thành viên trong nhóm không thể đồng cảm hoặc giao tiếp hiệu quả, sự hợp tác và chia sẻ thông tin trở nên khó khăn. Những người khác có thể cảm thấy không thoải mái khi làm việc với họ, dẫn đến sự căng thẳng và giảm động lực. Điều này làm giảm hiệu suất làm việc của cả nhóm, làm chậm tiến độ và giảm chất lượng công việc.
Kết quả là, dù đồng nghiệp IQ cao có thể đóng góp nhiều về mặt kỹ thuật, nhưng sự thiếu sót về EQ lại gây ra những thách thức lớn trong môi trường làm việc. Để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả, điều quan trọng là phải tìm cách cân bằng giữa IQ và EQ, khuyến khích sự phát triển đồng đều cả hai khía cạnh này ở mỗi thành viên trong nhóm.
6. Triển khai hoạt động đội nhóm khi cộng sự có IQ cao nhưng EQ thấp
Khi làm việc với cộng sự có IQ cao nhưng EQ thấp, người ta thường chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp nhằm tạo ra sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau. Một trong những cách hiệu quả là sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và cụ thể. Thay vì sử dụng những thuật ngữ mơ hồ, hãy đưa ra các chỉ dẫn cụ thể và dễ hiểu. Ngoài ra, lắng nghe tích cực cũng là một kỹ năng quan trọng.
Hãy chú ý lắng nghe những ý kiến của các thành viên khác trong đội nhóm, thể hiện sự quan tâm bằng cách đặt câu hỏi và phản hồi thích hợp. Điều này giúp họ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng, từ đó cải thiện mối quan hệ làm việc.
7. Xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp
Để làm việc hiệu quả với thành viên có EQ thấp, việc xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau là rất quan trọng. Hãy tạo cơ hội để mọi người hiểu về bạn và ngược lại. Tham gia vào các hoạt động nhóm ngoài công việc, chẳng hạn như ăn trưa cùng nhau hoặc tham gia các sự kiện, sẽ giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn. Hãy tôn trọng mọi ý kiến và đóng góp của các thành viên, chấp nhận ý kiến khác biệt. Sự tôn trọng này giúp tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện. Thay vì chỉ trích, hãy đưa ra phản hồi một cách khéo léo và tích cực. Bắt đầu bằng việc ghi nhận những điểm mạnh và đóng góp của họ trước khi đề cập đến những điểm cần cải thiện.
Sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng và cung cấp các gợi ý cụ thể để họ có thể cải thiện. Điều này không chỉ giúp các thành viên nhận ra vấn đề mà còn thúc đẩy họ phát triển kỹ năng EQ của mình.
8. Học cách quản lý xung đột
Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc, đặc biệt khi làm việc với những người có EQ thấp. Để quản lý xung đột một cách hiệu quả, hãy giữ bình tĩnh và tiếp cận vấn đề một cách chuyên nghiệp. Tập trung vào giải pháp thay vì đổ lỗi, và hãy lắng nghe quan điểm của đồng nghiệp trước khi phản hồi.
Sử dụng các kỹ năng đàm phán để tìm ra giải pháp đôi bên cùng có lợi. Nếu cần, hãy nhờ sự hỗ trợ của một người trung gian để giúp giải quyết xung đột một cách công bằng và hiệu quả.
9. Tạo môi trường làm việc tích cực
Cuối cùng, việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hợp tác là điều cần thiết để làm việc hiệu quả với đồng nghiệp IQ cao nhưng EQ thấp. Khuyến khích sự tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm. Tạo ra các cơ hội để mọi người chia sẻ ý kiến và đóng góp của mình.
Hãy thể hiện sự công nhận và đánh giá cao đối với những nỗ lực và thành tựu của mọi người. Một môi trường làm việc tích cực không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tạo ra sự gắn kết và hợp tác tốt hơn giữa các thành viên trong nhóm.
Làm việc với đồng nghiệp có IQ cao nhưng EQ thấp là một thách thức không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để chúng ta phát triển và rèn luyện kỹ năng cá nhân. Bằng cách hiểu rõ sự khác biệt giữa IQ và EQ, áp dụng các chiến lược giao tiếp hiệu quả và phát triển EQ cá nhân, chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực và hỗ trợ lẫn nhau. Hãy nhớ rằng, sự đồng cảm, lắng nghe và quản lý cảm xúc không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn mà còn tạo ra một môi trường làm việc hài hòa và đầy cảm hứng. Cùng nhau, chúng ta có thể vượt qua mọi thách thức và đạt được những thành công mới trong công việc và cuộc sống.
Nhóm nghiên cứu động vật và thực vật dưới sự hỗ trợ của thầy Đậu Quang Vinh và Cô Đỗ Thị Hải luôn được tạo điều kiện thuận lợi và môi trường nghiên cứu tốt. Các bạn sinh viên trong hai nhóm này cũng không quản khó khăn vất vả, bươn mình tham gia các hoạt động điều tra khảo sát thực địa trên núi cao, thung lũng sâu. Có bạn phải nghỉ lại đêm giữa rừng vì quảng đường từ nơi ở đến điểm thực địa vừa dốc núi cheo leo với quảng đường xa lại nhiều trơn trượt. Ôi, các bạn sinh viên đang trong quá trình học tập mà tham gia được các hoạt động thực địa như vậy thật sự quí giá.
Chúc các bạn sinh viên một năm học mới với nhiều hoạt động đội nhóm có hiệu quả./.
Dưới đây là những hình ảnh mang tính minh họa cho hoạt động đội nhóm của SV Khoa KHTN
BBT