22/03/2025
Ngày 14/03/2025, Phòng bảo vệ luận án, tầng 2 nhà thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Văn Khoẻ, Giảng viên Bộ môn Hoá học, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức.
Tên đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp màng polypyrrole và khả năng chống ăn mòn cho một số kim loại hoạt động (Fe, Zn, Al)”.
Chuyên ngành: Hóa hữu Mã số : 9.44.01.14
Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Quốc Trung
2. PGS.TS Ngô Xuân Lương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Hội đồng chấm luận án gồm:
TT |
Học hàm, học vị, họ và tên |
Cơ quan công tác |
Ghi chú |
1. |
GS.TS Đặng Ngọc Quang |
Trường ĐHSP Hà Nội |
Chủ tịch |
2. |
GS.TS Phạm Quốc Long |
Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên viện Hàn Lâm KH và CN Việt Nam |
Phản biện 1 |
3. |
PGS.TS Trần Mạnh Trí |
Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội |
Phản biện 2 |
4 |
PGS.TS Dương Quốc Hoàn |
Trường ĐHSP Hà Nội |
Phản biện 3 |
5 |
PGS.TS Nguyễn Hiển |
Trường ĐHSP Hà Nội |
Thư kí |
6 |
PGS.TS Lê Đức Giang |
Trường ĐH Vinh |
Ủy viên HĐ |
7 |
PGS.TS Đàm Xuân Thắng |
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội |
Ủy viên HĐ |
Tóm tắt nội dung luận án:
1. Mục đích nghiên cứu của Luận án: Tổng hợp thành công màng PPy trên nền các kim loại thép carbon thấp (PPy/Fe), Zn (PPy/Zn), Al (PPy/Al) với hệ anion ức chế ăn mòn thích hợp. Xác định đặc trưng và cấu trúc của màng PPy pha tạp anion trên nền các kim loại hoạt động bằng các phương pháp ảnh SEM, phổ hồng ngoại, phổ Raman. Đánh giá khả năng bảo vệ chống ăn mòn của màng PPy sau khi được pha tạp trên nền kim loại Fe, Al, Zn. Đưa ra cơ chế phù hợp về tác dụng bảo vệ chống ăn mòn của màng PPy pha tạp anion.
2. Những đóng góp mới của luận án.
a. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Polypyrrole là một trong những polyme dẫn được nghiên cứu nhiều do có nhiều đặc tính thú vị. Chúng có thể chuyển từ dạng khử sang dạng thái oxi hóa dẫn đến có sự thay đổi độ dẫn điện, tính chất điện, tính chất quang,... Sự phát triển của các polypyrrole và các polyme hữu cơ dẫn điện khác đã được ghi nhận bằng việc trao giải Nobel Hóa học năm 2000 cho Alan J. Heeger, Alan MacDiarmid và Hideki Shirakawa "vì đã phát hiện và phát triển các polyme dẫn điện".
Một vấn đề rất thú vị của polypyrrole là có thể điều khiển được tính chất của nó thông qua quá trình pha tạp. Chính vì quá trình pha tạp nên polypyrrole có khả năng được tổng hợp trên các nền kim loại khác nhau và có thể bảo vệ các kim loại này.
b. Những kết luận mới của luận án
Một số ảnh hình tại buổi lễ bảo vệ luận án tiến sĩ
PGS.TS. Đậu Bá Thìn – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức tặng hoa chúc mừng tân Tiến sĩ Lê Văn Khoẻ
Đại diện Nhà trường và cán bộ giảng viên Khoa Khoa học tự nhiên Trường Đại học Hồng Đức tặng hoa chúc mừng tân Tiến sĩ Lê Văn Khoẻ
Cán bộ, giảng viên Bộ môn Hoá học chúc mừng tân tiến sĩ Lê Văn Khoẻ
Hội đồng chấm luận án đã thống nhất và kết luận: Luận án đã đáp ứng những yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Hoá học Hữu cơ. Hội đồng đã thống nhất đề nghị cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành Hoá học Hữu cơ cho Nghiên cứu sinh Lê Văn Khoẻ.
Xin chúc mừng Tân Tiến sĩ Lê Văn Khoẻ./.